Vào những năm 1970, khi chiến tranh Việt Nam còn đang khốc liệt, Ban kiến thiết 9 do Bộ Kiến trúc thành lập được giao rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc tổ chức đào tạo một lực lượng cán bộ, công nhân phục vụ sản xuất cho các Nhà máy gạch Từ Liêm, Thanh Hóa và Phổ Yên. Đây là những nhà máy đầu tiên do Việt Nam chế tạo và xây dựng theo mẫu mã thiết bị của Liên Xô cũ và thiết kế của Triều Tiên tài trợ với chủ yếu là những hệ thống nung Lò vòng 300-400 khoang đốt và máy đùn gạch đường kính 500mm.

Trong bối cảnh đó, năm 1973, Trường công nhân kỹ thuật gạch ngói Phổ Yên ra đời – đó là cái tên đầu tiên của Trường Cao đẳng nghề Viglacera, được xây dựng ngay cạnh Nhà máy gạch Phổ Yên, tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, Tỉnh Bắc Thái, là một trong những đơn vị đầu tiên đào tạo công nhân sản xuất gạch ngói và kỹ thuật xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng, theo quyết định thành lập của Cố Bộ trưởng Bộ Kiến trúc Bùi Quang Tạo. Trường có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất cho tất cả các Nhà máy gạch ngói trên lãnh thổ Miền Bắc và Trung Việt Nam. Người Hiệu trưởng đầu tiên là Cụ Nguyễn Võ Giang, ông Trần Bài làm Phó Hiệu trưởng.

ls1.jpg

Thời ấy, Nhà trường có một hệ thống nhà xưởng bao gồm cả lò đứng và lò vòng dành cho học sinh thực tập sản xuất. Những Khóa học đầu tiên ra trường là lớp cán bộ công nhân viên gia nhập sản xuất tại các Nhà máy Từ Liêm, Thanh Hóa và Phổ Yên, đồng thời nhà trường còn đào tạo cho các Nhà máy gạch Tân Xuyên và Cao Ngạn.

ls2.jpg

Năm 1974, Bộ xây dựng ký quyết định thành lập Công ty gạch ngói sành sứ XD (tên khai sinh của Viglacera) và bổ nhiệm Cụ Hoàng Xuyên là Người Giám đốc đầu tiên.

Năm 1976, Bộ xây dựng chính thức chuyển giao Trường CNKT Gạch ngói Phổ Yên cho Công ty GNSSXD quản lý, do cụ Nguyễn Ngọc Ấn làm hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng: phụ trách Đào tạo sản xuất là Cụ Mai Văn Thái, phụ trách Tổ chức đời sống là Cụ Vũ Văn Khương. Có thể nói, thời điểm này, đất nước mới giải phóng, đây là thời kỳ khó khăn nhất về đời sống và vật chất, hơn nữa đây là thời điểm mà nhu cầu đào tạo rất lớn để có một lực lượng lao động tái thiết đất nước. Trường đã đào tạo ra nhiều lớp công nhân kỹ thuật phục vụ cho toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty cũng như Bộ xây dựng.

Năm 1978, Cụ Nguyễn Trung được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty GNSSXD.

Năm 1978, người Hiệu trưởng kế tiếp là ông Nguyễn Thế Cường (nay là CTHĐ QT Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn) ; năm 1980, Khi ông Nguyễn Thế Cường được cử đi học tại Viện Quản lý và Đào tạo cán bộ dạy nghề Lêningrat, Nhà trường do ông Chu Danh Bịu làm quyền Hiệu trưởng và phụ trách đào tạo sản xuất.

ls3.jpg

Tư liệu Hội hưu trí của Trường:

(Hàng trên, từ trái sang phải): người đầu tiên, ông Nguyễn Văn Thọ – NV cấp dưỡng ; người thứ 3, ông Nguyễn Hoài Đức – Trưởng phòng TCLĐ ; ông Nguyễn Thế Cường – Hiệu trưởng ; bà Nguyễn Thị Nguyệt – Y tá ; ông Nguyễn Hữu Hùng – Phụ trách vật tư, nguyên vật liệu sản xuất ; ông Nguyễn Văn Thuấn – Quản lý học sinh ;

(Hàng dưới, từ trái sang phải): ông Thái Văn Trị - Thư ký Công đoàn, Trạm trưởng Y tế ; bà Đỗ Thị Ký – Thủ kho ; bà Nguyễn Thị Mùi – NV cấp dưỡng ; bà Nguyễn Thị Tuấn – NV cấp dưỡng ; bà Lưu Thị Quyên – Thủ kho.

Năm 1979, Công ty gạch ngói sành sứ trở thành Liên hiệp các Xí nghiệp gạch ngói và sành sứ xây dựng (sau khi tiếp quản thêm Công ty VLXD số 1 của miền Nam), do Cụ Nguyễn Trung làm Tổng giám đốc.

Tháng 4 năm 1980, ông Nguyễn Thanh Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng ; ông Lưu Thái Hữu làm Phó hiệu trưởng phụ trách Đào tạo sản xuất.

ls4.jpg

Phiên họp cấp ủy 1980: (từ trái sang phải) ông Nguyễn Thanh Hùng – Hiệu trưởng ; ông Đoàn Văn Lợi – Trưởng phòng giáo vụ ; ông Lưu Thái Hữu – Hiệu phó, Bí thư Chi bộ Đảng ; ông Thái Văn Trị - Thư ký Công đoàn ; ông Nguyễn Hoài Đức – Trưởng phòng Tổ chức LĐ

Cùng năm 1980, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tại địa bàn Hà Nội, Trường công nhân gạch ngói Phổ Yên đã thành lập thêm một phân hiệu đặt tên là Cơ sở đào tạo Từ Liêm (Đại Mỗ) với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu về khoa học kỹ thuật sản xuất vật liệu xây dựng gốm và sành sứ. Cơ sở đào tạo do ông Vũ Tiến Thành và ông Trịnh Huy Lãm quản lý điều hành.

ls5.jpg

Ông Trần Ngọc Quang (ảnh chụp tháng 7/2012)

Năm 1987, Ông Trần Ngọc Quang được bộ nhiệm làm Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp GNSSXD.

Cho đến năm 1989, khi Nhà máy gạch Phổ Yên dừng hoạt động, Trường CN Gạch ngói Phổ Yên tại Bắc Thái đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và bàn giao toàn bộ cơ sở vật chất cho Sở XD của Tỉnh Bắc Thái. Hai khóa cuối cùng được đào tạo tại Phổ Yên là K12 và K13 chuyên ngành cơ khí và sản xuất kính xây dựng cung cấp nhân lực cho Ban Kiến thiết Nhà máy Kính Đáp Cầu của Liên hiệp, để cho đến năm 1990, sản phẩm m2 kính xây dựng đầu tiên do Việt Nam sản xuất được ra lò tại Nhà máy kính Đáp Cầu, Bắc Ninh.

Từ đó, mọi hoạt động đào tạo của Trường Phổ Yên được tập trung về Cơ sở đào tạo Từ Liêm (Đại Mỗ - Hà Nội). Nhà trường tăng cường công tác đào tạo trực tiếp tại các đơn vị sản xuất trực thuộc Liên Hiệp, đồng thời liên kết đào tạo với Trường Trung cấp XD số 4 tại Xuân Hòa, lúc ấy trưởng phòng đào tạo của Trường trung cấp XD số 4 là ông Đinh Quang Huy, sau này trở thành Tổng giám đốc Viglacera thời kỳ 1995-2005.

ls6.jpg

Năm 1993, Liên hiệp chuyển mình sang mô hình Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng với tên gọi tắt là Tổng công ty Viglacera.

Năm 1995, ông Đinh Quang Huy được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty Viglacera.

Năm 1998, Bộ xây dựng ra quyết định thành lập trường với tên gọi mới là Trường đào tạo công nhân và bồi dưỡng cán bộ VLXD. Trường đặt cơ sở tại 92 Vĩnh Phúc, do ông Vũ Tiến Thành làm Hiệu trưởng và ông Phạm Như Thước (nay là Chánh thanh tra Tổng công ty) làm Phó hiệu trưởng.

ls7.jpg

Ông Vũ Tiến Thành

Năm 2000, ông Ngô Thế Thắng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng là ông Phạm Như Thước và Nguyễn Văn Bình (nguyên Giám đốc Công ty Gốm Hạ Long).

Năm 2003, ông Nguyễn Quang Tài (nguyên Giám đốc Công ty Sứ Thanh Trì) được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Năm 2005, ông Nguyễn Trần Nam được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Viglacera. Hiện tại, ông là Thứ Trưởng Bộ xây dựng.

Năm 2005, Trường được nâng cấp thành Trường trung cấp nghề Viglacera. Hiệu trưởng là ông Ngô Thế Thắng, Phó hiệu trưởng là ông Nguyễn Ngọc Hiên và ông Nguyễn Văn Bình.

Từ năm 2007, ông Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty Viglacera.

Năm 2007, Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, bổ nhiệm ông Trần Quốc Thái, phó Tổng giám đốc Tổng công ty, kiêm nhiệm chức Hiệu trưởng Nhà trường. Phó hiệu trưởng là ông Nguyễn Ngọc Hiên và ông Bùi Văn Dũng (nay là Hiệu trưởng Trường XD số 4).

ls8.jpg

Ông Trần Quốc Thái

Năm 2009, chính thức trở thành Trường cao đẳng nghề Viglacera. Vào năm này, bà Hoàng Thị Thủy được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Năm 2010, ông Nguyễn Quý Tuấn (nay là Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty) được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Cũng trong năm 2010, ông Tạ Phùng Phúc được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Năm 2012, PGS.TS Trần Ngọc Tính được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Các Phó hiệu trưởng: phụ trách nội chính - bà Hoàng Thị Thủy ; phụ trách chuyên môn – ông Đoàn Văn Sinh ; Đào tạo - ông Tạ Phùng Phúc

ls9.jpg

(từ trái sang phải)

Phó hiệu trưởng Tạ Phùng Phúc ; Hiệu trưởng - PGS.TS Trần Ngọc Tính ; Nguyên Hiệu trưởng Trần Quốc Thái ; Hiệu phó Nội chính - Hoàng Thị Thủy.

Năm 2014, bà Nguyễn Thị Hải Yến (phó phòng tổ chức Tổng công ty Viglacera) được bổ nhiệm làm hiệu phó Trường cao đẳng nghề Viglacera.

ls10.jpg

Bà Nguyễn Thị Hải Yến (bên trái)

Hình ảnh tháng 6/2012, Chủ tịch công đoàn Trường CĐN Viglacera-VC Nguyễn Hữu Cảnh về thăm và gặp gỡ những người cán bộ, giảng viên của Trường Phổ Yên cũ tại xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, Tỉnh Bắc Thái:

ls11.jpg

ls12.jpg

Từ phải sang trái: Ông Nguyễn Hữu Cảnh - Chủ tịch Công đoàn Viglacera-VC ; ông Thái Văn Trị - Nguyên Thư ký Công đoàn Trường ; ông Nguyễn Hoài Đức - Nguyên Trưởng phòng TCLĐ ; ông Nguyễn Hữu Hùng - Nguyên Trưởng phòng Vật tư, nguyên VL sản xuất ; ông Trần Quốc Phương - Phụ trách truyền thông Viglacera-VC.